'TP.HCM đang có 12 điểm nóng, 140 ca Covid-19 biến chủng mới' là sai sự thật
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung thừa nhận: Thời gian qua, việc quản lý chất lượng sầu riêng của chúng ta chưa được tốt. Ngoài việc vi phạm các quy định của nghị định thư thì các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm, tồn dư hóa chất cũng đã được cảnh báo. Tình trạng thiếu liên kết, tranh mua tranh bán dẫn đến chất lượng không được đảm bảo, đặc biệt là khâu thu hoạch có vấn đề rất lớn. Có tình trạng trái sầu riêng bổ ra không có màu và mùi vị đặc trưng. "Sau hội nghị này, trước mắt các địa phương phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói, cũng như tuyên truyền người dân, doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu sầu riêng VN. Những vấn đề liên quan đến giống, quy định của pháp luật chúng tôi sẽ tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ cũng như tham mưu cho cấp cao hơn. Chúng ta cần tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng sầu riêng vì đây là ngành kinh tế quan trọng, còn nhiều tiềm năng phát triển", ông Trung nhấn mạnh.Vì sao Messi vẫn còn cơ hội dự FIFA Club World Cup 2025?
Chiều 5.1, Công an P.An Hải Nam (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao người phụ nữ trà trộn vào đám đông xem cầu Rồng phun lửa, phun nước để móc túi du khách nước ngoài, cho Công an Q.Sơn Trà thụ lý theo thẩm quyền.Trước đó, lúc 21 giờ 15 ngày 4.1, tổ tuần tra 8394 (lực lượng tuần tra đêm) của P.An Hải Nam, do Công an phường chủ trì, làm nhiệm vụ tuần tra phòng chống tội phạm tại khu vực cầu Rồng thì nhận được tin báo từ người dân về việc có vụ móc túi du khách nước ngoài.Lúc này, người dân đã bắt giữ Bùi Thị Châu (37 tuổi, ngụ P.An Hải Nam) khi Châu đang móc túi du khách Shaun Phannagan (33 tuổi, quốc tịch Úc). Tang vật thu giữ gồm ví da màu đen, bên trong có giấy phép lái xe và gần 11 triệu đồng.Công an P.An Hải Nam lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Bùi Thị Châu và thu hồi tài sản, trao trả cho du khách. Được biết, Bùi Thị Châu đã có 1 tiền án về tội trộm cắp tài sản.Nhận lại tài sản, du khách Shaun Phannagan vui mừng và bày tỏ cảm ơn đối với người dân và lực lượng công an đã kịp thời cảnh giác, phát hiện và bắt quả tang nghi phạm trộm cắp.
Đầu mùa gió thổi - Truyện ngắn dự thi của Trần Thị Diệp (Hà Tĩnh)
Chiều 12.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo T.Ư triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Bộ LĐ-TB-XH báo cáo cho biết, một số địa phương đặt ra mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn yêu cầu như tỉnh Bắc Ninh (hoàn thành chậm nhất vào ngày 3.2); 7 địa phương xác định hoàn thành trong quý 2/2025 (Lào Cai, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Tây Ninh, Long An)...Theo kết quả cập nhật của 42 địa phương, tính đến ngày 12.1, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn nhà (trong đó: 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.8992 căn nhà). Thông qua chương trình phát động, 12 địa phương đã nhận được hỗ trợ từ 12 đơn vị với tổng kinh phí 1.370 tỉ đồng (đạt 40% theo phương án phân bổ). Theo báo cáo của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến ngày 2.1, Quỹ "Vì người nghèo" T.Ư đã tiếp nhận trên 72,4 tỉ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.Bộ Công an cho biết đến trước tết Nguyên đán sẽ hỗ trợ hoàn thành khoảng 1.000 căn nhà cho người nghèo tại 14 tỉnh đón tết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã vận động các tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung trên 83,9 tỉ đồng cho công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương, nâng tổng mức hỗ trợ từ khối ngân hàng là 1.083,95 tỉ đồng.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 80 thành lập nước, không thể để nhân dân phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhân văn sâu sắc, thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.Theo người đứng đầu Chính phủ, từ phiên họp thứ nhất đến nay đã hoàn thành và bàn giao hơn 44.000 căn nhà, đang xây dựng hơn 34.200 căn nhà. Sau 2 tháng đã và đang làm khoảng 76.000 căn, như vậy mỗi tháng làm được 38.000 căn. Từ nay cuối năm còn 240.000 căn phải hoàn thành, tính trung bình mỗi tháng phải làm được 24.000 căn. Do đó, Thủ tướng yêu cầu phải tập trung triển khai đợt cao điểm 350 ngày đêm thực hiện thành công chương trình của năm 2025. Đây là yêu cầu rất cao, không những phải bảo đảm kịp tiến độ mà còn phải bảo đảm chất lượng.
Sáng 20.2, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa X tổ chức kỳ họp đột xuất lần thứ 12 để kiện toàn công tác nhân sự và giải quyết những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp.Theo đó tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Đồng Tháp đã bỏ phiếu bầu ông Phạm Văn Chuẩn (55 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Sa Đéc, giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay cho bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp điều chuyển giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp vào đầu tháng 2.2025.HĐND tỉnh tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Thiện Nghĩa (đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ ngày 15.2); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến.HĐND tỉnh Đồng Tháp đồng thời biểu quyết miễn nhiệm làm đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Phạm Thiện Nghĩa và ông Lê Thành Công (nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ đầu năm 2025).Phát biểu tại kỳ họp, ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các ông Phạm Thiện Nghĩa, Lê Thành Công và bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cho hoạt động của HĐND tỉnh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng biểu quyết điều chỉnh Nghị quyết số 50 ngày 5.12.2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2025, gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ít nhất 8,0%, cao hơn Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh trước đó đã đề ra là 7,5%; điều chỉnh GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 85,14 triệu đồng thành 84,63 triệu đồng theo giá thực tế; điều chỉnh tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn so với GRDP từ 23,8% thành 24 % và điều chỉnh giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,2 tỉ USD so với Nghị quyết số 50 trước đây mục tiêu chỉ đạt 1,95 tỉ USD.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng thông qua Nghị quyết về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp từ 17 đơn vị sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy còn 12 đơn vị. Đồng thời, xem xét điều chỉnh giao biên chế công chức của tỉnh Đồng Tháp năm 2025 cho hợp lý.
'Ngọc nữ bolero' Lily Chen khoe nhan sắc quyến rũ, lên chức bà chủ tuổi 29
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.